Hiển thị mục lục Ẩn mục lục
Mỹ được biết đến là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển bậc nhất nhất thế giới. Nơi đây mang đến nhiều cơ hội kinh doanh và đầu tư hấp dẫn cho những nhà đầu tư, bao gồm cả các nhà đầu tư quốc tế. Nếu anh/chị đang có kế hoạch khởi nghiệp hoặc mở rộng thị trường kinh doanh sang Mỹ, thì việc hiểu rõ mô hình và lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp là bước chuẩn bị vô cùng quan trọng đầu tiên. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về các loại hình doanh nghiệp tại Mỹ và cách lựa chọn mô hình phù hợp với nhu cầu kinh doanh của công ty. 

Các loại hình doanh nghiệp tại Mỹ 

Các loại hình doanh nghiệp tại Mỹ khá đa dạng, tùy vào nhu cầu, mục tiêu, khả năng tài chính khác nhau để lựa chọn một loại hình phù hợp. Mỗi loại sẽ có ưu/nhược điểm và các đặc điểm về pháp lý riêng. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về các loại hình doanh nghiệp tại Mỹ dưới đây:  

>> Xem thêm: Các loại hình doanh nghiệp tại Mỹ mới nhất hiện nay

Doanh nghiệp tư nhân (Sole Proprietorship)

Đây là một trong các loại hình doanh nghiệp cơ bản nhất tại Mỹ, do một cá nhân làm chủ, điều hành và chịu trách nhiệm về pháp lý và tài chính cho công ty. 

Ưu điểm: 

  • Loại hình doanh nghiệp tư nhân thành lập khá đơn giản, không yêu cầu số vốn nhất định 
  • Chi phí tương đối thấp
  • Chủ sở hữu công ty có thể hưởng toàn bộ lợi nhuận do công ty tạo ra 

Nhược điểm: 

  • Chủ sở hữu sẽ phải chịu trách nhiệm vô thời hạn đối với các khoản nợ (nếu có)
  • Hạn chế trong việc huy động vốn và mở rộng kinh doanh 
  • Chủ sở hữu có thể phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản cá nhân nếu kinh doanh có vấn đề 

Doanh nghiệp hợp danh (Partnership)

>> Xem thêm: Visa định cư Mỹ có thời hạn bao lâu

Partnership là một trong các loại hình doanh nghiệp tại Mỹ có từ 2 người trở lên cùng hợp tác để sở hữu và điều hành doanh nghiệp đó. Họ sẽ cùng hợp tác, chịu trách nhiệm và chia sẻ lợi nhuận cùng nhau. Trong đó chia ra làm 2 loại hình chính của hợp danh là:

  • Hợp danh trách nhiệm hữu hạn - General Partnership (GP): Các thành viên cùng chịu trách nhiệm vô hạn tương đương nhau.
  • Hợp danh hữu hạn - Limited Partnership (LP): Có ít nhất một thành viên chịu trách nhiệm vô hạn và các thành viên còn lại chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn.

Ưu điểm:

  • Chia sẻ rủi ro và nguồn vốn giữa các thành viên.
  • Quản lý linh hoạt.
  • Linh hoạt trong việc huy động vốn hơn doanh nghiệp tư nhân

Nhược điểm:

  • Tranh chấp nội bộ có thể xảy ra trong quá trình điều hành công ty.
  • Các thành viên General Partnership cần chịu trách nhiệm vô hạn như nhau khi xảy ra nợ hoặc liên quan đến pháp lý.
  • Chi phí thành lập doanh nghiệp tương đối cao

Doanh nghiệp cổ phần (Corporation)

Loại hình công ty cổ phần là một thực thể pháp lý độc lập, tách biệt với chủ sở hữu. Do đó, những khoản lợi nhuận, hay tính pháp lý, đều được tách bạch. 

Ưu điểm:

  • Trách nhiệm pháp lý giới hạn ở mức đầu tư của mỗi cổ đông.
  • Thuận tiện trong việc huy động vốn qua việc phát hành cổ phiếu.
  • Hoạt động lâu dài bất kể thay đổi cổ đông.

Nhược điểm:

  • Quy trình thành lập doanh nghiệp phức tạp.
  • Bị đánh thuế hai lần: thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế cổ tức cá nhân.

Công ty trách nhiệm hữu hạn (Limited Liability Company - LLC)

>> Xem thêm: Điều kiện đầu tư nhập tịch Mỹ

Loại hình doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn là sự kết hợp giữa loại hình công ty cổ phần và công ty hợp danh. Đối với loại hình này, trách nhiệm của chủ sở hữu là hữu hạn và quản lý một cách linh hoạt, công ty có thể lựa chọn đóng thuế theo hình thức của công ty cổ phần hoặc hợp danh.
Ưu điểm: 

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn có trách nhiệm pháp lý giới hạn
  • Không bị đánh thuế hai lần 
  • Dễ dàng chuyển đổi cơ cấu quản lý.

Nhược điểm: 

  • Chi phí thành lập và quản lý doanh nghiệp khá cao

Gợi ý cách chọn loại hình doanh nghiệp tại Mỹ phù hợp

Để lựa chọn được một loại hình doanh nghiệp phù hợp, chủ đầu tư cần xem xét các yếu tố quan trọng như: Mục tiêu kinh doanh, khả năng tài chính, nhu cầu phát triển,... Dưới đây là một số yếu tố quan trọng cần cân nhắc: 

Mục tiêu kinh doanh

Nếu mục tiêu kinh doanh của anh/chị là khởi nghiệp một doanh nghiệp nhỏ lẻ, không phụ thuộc tài chính vào bất kỳ ai và không có kế hoạch mở rộng kinh doanh trong tương lai, thì loại hình Sole Proprietorship là lựa chọn tốt nhất. 

Ngược lại nếu có kế hoạch dài hạn, dự định mở rộng quy mô lớn và cần huy động vốn đầu tư thì loại hình công ty cổ phần (Corporation) và trách nhiệm hữu hạn (LLC) là lựa chọn phù hợp nhất.  

Trách nhiệm pháp lý

LLC và Corporation cung cấp trách nhiệm pháp lý giới hạn, và phù hợp với những nhà đầu tư muốn bảo vệ tài sản cá nhân.

Nếu anh/chị sẵn sàng chịu trách nhiệm pháp lý toàn bộ, Sole Proprietorship hoặc General Partnership có thể là lựa chọn đơn giản.

Nhu cầu về thuế

LLC thường được ưu tiên vì lợi ích thuế pass-through giúp tránh đánh thuế hai lần, giảm bớt gánh nặng tài chính.

Khả năng huy động vốn

Nếu anh/chị có mục tiêu phát triển mở rộng doanh nghiệp và quy mô kinh doanh, cần huy động vốn từ cổ đông hoặc nhà đầu tư, Corporation là lựa chọn tốt nhất.

Lưu ý quan trọng khi đầu tư kinh doanh tại Mỹ

>> Xem thêm: Muốn định cư ở Mỹ cần bao nhiêu tiền

Cần hiểu rõ và tuân thủ quy định của từng tiểu bang: Tại Mỹ, tùy vào mỗi tiểu bang sẽ có những quy định riêng và chính sách thuế khác nhau về các loại hình doanh nghiệp. 

Chuẩn bị tài chính kỹ lưỡng: Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có những yêu cầu về số vốn đầu tư khác nhau, cần đảm bảo có đủ tài chính để đáp ứng chi phí thành lập và vận hành.

Lựa chọn đơn vị cố vấn pháp lý chuyên nghiệp: Khi mới bắt đầu khởi nghiệp tại thị trường mới chắc hẳn sẽ có nhiều rào cản và khó khăn. Do đó hãy đồng hành cùng luật sư hoặc đơn vị tư vấn kinh doanh chuyên nghiệp để đảm bảo quá trình thành lập doanh nghiệp diễn ra suôn sẻ. 

Cập nhật chính sách: Các chính sách thuế và quy định kinh doanh tại Mỹ có thể thay đổi, vì vậy hãy luôn cập nhật thông tin mới nhất.

Trên đây là thông tin chi tiết về các loại hình doanh nghiệp tại Mỹ, việc lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp là yếu tố vô cùng quan trọng mang đến sự phát triển lâu dài và thành công của doanh nghiệp. Hãy cân nhắc kỹ lưỡng và cân bằng giữa mục tiêu kinh doanh, khả năng tài chính và trách nhiệm pháp lý trước khi đưa ra quyết định. Với sự chuẩn bị tốt và lựa chọn đúng đắn, sẽ dễ dàng mang đến thành công trên hành trình xây dựng doanh nghiệp tại Mỹ.