Mỹ là một trong những cường quốc có nền kinh tế phát triển bậc nhất thế giới, do đó không khó để thấy nơi đây là mảnh đất màu mỡ thu hút hàng ngàn nhà đầu tư nước ngoài gia nhập vào quốc gia này mỗi năm. Tuy nhiên, để kinh doanh hiệu quả và tối ưu hóa lợi nhuận thì nhà đầu tư cần hiểu rõ và tuân thủ các quy định pháp lý về hệ thống thuế ở Mỹ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về thuế doanh nghiệp tại Mỹ và cách mà các nhà đầu tư nước ngoài có thể chuẩn bị tốt nhất khi gia nhập thị trường này.
Tổng quan về thuế doanh nghiệp tại Mỹ
Thuế doanh nghiệp liên bang
Thuế doanh nghiệp liên bang tại Mỹ hay còn gọi là Corporate Income Tax, loại thuế này được áp dụng cho các công ty đang hoạt động trong phạm vi nước Mỹ. Mức thuế suất hiện tại cần đóng cho chính phủ là 21%, đây được xem là một trong những mức thuế thấp nhất trong lịch sử sau khi Đạo luật Cắt giảm Thuế và Việc làm (TCJA) được thông qua năm 2017.
>> Xem thêm: Visa đầu tư là gì
Thuế doanh nghiệp tại Mỹ - Thuế tiểu bang
Tại một số tiểu bang của Mỹ, yêu cầu doanh nghiệp cần đóng thuế tiểu bang, mức thuế này dao động từ 0% - 12% tùy thuộc vào từng bang. Các bang không áp dụng thuế thu nhập tiểu bang như: Nevada, Ohio, Texas và Washington. Tiểu bang California có mức thuế suất cao lên đến 8.84%
Mức đóng thuế của từng loại hình doanh nghiệp
>> Xem thêm: Định cư ở Mỹ cần bao nhiêu tiền
Hệ thống thuế doanh nghiệp tại Mỹ được quy định khá rõ ràng và minh bạch. Mức thuế cần đóng sẽ phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp, cụ thể như sau:
- C-Corporation: Đóng thuế ở cấp độ doanh nghiệp (21% thuế liên bang) và thuế tiểu bang (nếu có). Cổ đông còn phải chịu thuế thu nhập cá nhân khi nhận cổ tức, dẫn đến tình trạng "đánh thuế kép."
- S-Corporation: Lợi nhuận được chuyển trực tiếp đến cổ đông và đánh thuế ở mức thu nhập cá nhân, không bị đánh thuế ở cấp doanh nghiệp.
- LLC (Limited Liability Company): Thường được đánh thuế như một S-Corporation, lợi nhuận phân phối trực tiếp đến chủ sở hữu.
Các loại thuế doanh nghiệp chính
Thuế thu nhập doanh nghiệp (Corporate Income Tax)
Áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp có lợi nhuận. Doanh nghiệp được phép khấu trừ một số chi phí hợp lệ như:
- Lương nhân viên.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định.
- Chi phí văn phòng và quảng cáo.
Thuế doanh thu (Gross Receipts Tax)
Một số bang tại Mỹ áp dụng thuế doanh thu thay vì thuế thu nhập. Đây là thuế đánh trên tổng doanh thu của doanh nghiệp, bất kể có lãi hay không.
>> Xem thêm: Visa định cư Mỹ có thời hạn bao lâu
Thuế bán hàng (Sales Tax)
Doanh nghiệp phải thu và nộp thuế bán hàng đối với các sản phẩm và dịch vụ chịu thuế. Mức thuế này khác nhau giữa các bang, dao động từ 2% đến hơn 10%.
Thuế lao động (Payroll Tax)
Nếu doanh nghiệp có nhân viên đang làm việc công ty, thì cần phải nộp thuế loa động bao gồm:
- Thuế An Sinh Xã Hội (Social Security Tax): 6.2% từ lương nhân viên.
- Thuế Y Tế (Medicare Tax): 1.45% từ lương nhân viên.
Những lưu ý về thuế doanh nghiệp tại Mỹ mà nhà đầu tư nước ngoài cần nắm
Quy tắc định cư thuế (Tax Residency Rules)
Đối với những doanh nghiệp nước ngoài khi hoạt động tại tại Mỹ và có những hiện diện cố định như: Văn phòng đại diện, nhân viên làm việc hay kho hàng, cơ sở sản xuất,... có thể bị coi là “cư trú thuê”
Hiệp định thuế song phương
Tại một số quốc gia có ký hiệp định thuế song phương với Mỹ sẽ không bị đánh thuế 2 lần. Do đó, khi hoạt động kinh doanh tại Mỹ, anh/chị cần chú ý kiểm tra xem quốc gia của mình có nằm trong danh sách này hay không để giảm bớt gánh nặng về thuế, giảm thiểu chi phí.
>> Xem thêm: Thuế thu nhập cá nhân ở Mỹ
Mã số thuế doanh nghiệp
Để đảm bảo doanh nghiệp hoạt động hợp pháp tại thị trường Hoa Kỳ, chủ doanh nghiệp cần đăng ký mã số thuế (EIN) và IRS. Đây là một trong những bước vô cùng quan trọng và bắt buộc khi thực hiện mở doanh nghiệp tại Mỹ, để khai báo thuế và mở tài khoản ngân hàng.
Một số lưu ý quan trọng khi kinh doanh tại Mỹ
Đóng thuế đúng thời hạn quy định: Thông thường các doanh nghiệp sẽ làm báo cáo nộp thuế hàng năm trước ngày 15.4
Hồ sơ kế toán lưu trữ đầy đủ rõ ràng: Mọi chứng từ, hóa đơn cần được lưu trữ đầy đủ và rõ ràng để dễ dàng đối chiếu khi bị kiểm tra đột xuất.
Tìm hiểu rõ quy định từng bang: Tại Mỹ ngoài thuế thu nhập doanh nghiệp chung, thì mỗi bang cũng có những quy định riêng khác nhau, chủ doanh nghiệp cần lưu ý tìm hiểu kỹ để tuân thủ theo đúng quy định.
Việc hiểu rõ hệ thống thuế doanh nghiệp tại Mỹ không chỉ giúp nhà đầu tư nước ngoài tuân thủ đúng pháp luật mà còn tối ưu hóa lợi nhuận và tránh rủi ro. Nếu đang có kế hoạch đầu tư hoặc mở doanh nghiệp tại Mỹ, hãy tìm đến sự hỗ trợ từ các chuyên gia tư vấn thuế để đảm bảo quá trình khởi nghiệp diễn ra suôn sẻ và thành công!
Với chính sách thuế linh hoạt và tiềm năng phát triển kinh tế vượt trội, Hoa Kỳ luôn là điểm đến lý tưởng cho các doanh nghiệp quốc tế. Hãy bắt đầu hành trình chinh phục thị trường Mỹ ngay hôm nay!