Khi tìm hiểu về các quốc gia châu Âu, nhiều người bắt đầu quan tâm đến khu vực kinh tế châu Âu EEA. Vậy EEA là gì? Khi tham gia tổ chức này cần phải lưu ý điều gì? Thành viên của tổ chức này có lợi ích gì? Cùng tìm hiểu thông qua các thông tin sau đây nhé!
EEA là gì?
EEA là gì? Anh chị có thể hiểu đơn giản là khu vực Kinh tế châu Âu với tên viết tắt là The European Economic Area ( viết tắt là EEA). Tổ chức này thành lập vào năm 1994 để kết nối các nước với nhau thành một thị trường nhất và vận hành theo các quy tắc đồng bộ. Nhờ đó mà các thành viên sẽ tăng cường kết nối về kinh tế và thương mại, cho phép hàng hoá, dịch vụ cũng như con người cũng như nguồn vốn lưu thông tự do.
4 nhân tố cốt lõi này sẽ là cơ sở cho các nước thành viên phát triển mình bằng cách vận dụng tốt các thế mạnh của mình. Không những thế các thành viên này còn có thể vận dụng các thế mạnh của nhau để tạo nên khu vực phát triển toàn diện. Bên cạnh hợp tác kinh tế thì các thành viên trong tổ chức EEA còn có thể hợp tác trong các lĩnh vực như: Giáo dục, môi trường, văn hoá, chính sách xã hội,...
Xem thêm: Quy trình khám sức khỏe định cư Mỹ và những lời khuyên bổ ích
EEA gồm những nước nào? Danh sách thành viên
Khi đã hiểu EEA là gì thì anh chị cũng nên hiểu rõ các thành viên của tổ chức này. Khu vực này có 30 thành viên với 27 nước nằm trong Liên minh châu Âu và 3 nước còn lại nằm trong Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (EFTA)
Áo
|
Ba Lan
|
Bỉ
|
Bồ Đào Nha
|
Bulgaria
|
Croatia
|
Đan Mạch
|
Cộng Hòa Síp
|
Đức
|
Estonia
|
Hà Lan
|
Hungary
|
Hy Lạp
|
Iceland*
|
Ireland
|
Latvia
|
Liechtenstein*
|
Lithuania
|
Luxembourg
|
Malta
|
Na Uy*
|
Pháp
|
Phần Lan
|
Romania
|
Séc
|
Slovakia
|
Slovenia
|
Tây Ban Nha
|
Thụy Điển (Sweden)
|
Ý (Italia)
|
*Thành viên EFTA
Thụy Sỹ (Switzerland) là thành viên duy nhất thuộc tổ chức EFTA không tham gia vào tổ chức EEA nhưng lại có những thỏa thuận song phương với EU. Vậy nên có thể xem nó là một phần trong thị trường chung châu Âu.
Giải đáp: Hộ chiếu loại P là gì? Tổng hợp những điều kiện để được cấp hộ chiếu
3 quốc gia là thành viên của khối nhưng không nằm trong tổ chức EU
- Iceland, Nauy, Liechtenstein
15 quốc gia / vùng lãnh thổ ở châu Âu không thuộc khu vực kinh tế chung Châu Âu cũng như không thuộc Liên minh châu Âu (EU)
Albania
|
Andorra
|
Belarus
|
Bosnia and Herzegovina
|
Kosovo
|
Moldova
|
Monaco
|
Montenegro
|
North Macedonia
|
Nga
|
San Marino
|
Serbia
|
Ukraine
|
Anh quốc
|
Vatican City (Holy See)
|
Phân biệt EEA và Liên minh Châu Âu EU
Khi đã hiểu rõ khái niệm EEA là gì thì anh chị cần phân biệt 2 tổ chức này để có thể hoàn thành mục tiêu sinh hoạt, làm việc hay định cư tại các quốc gia thành viên này. Hai tổ chức này có chung một số thành viên nhưng 2 mô hình hợp tác quốc tế này hoàn toàn khác nhau.
Xem thêm: Muốn định cư ở Mỹ cần bao nhiêu tiền
EEA là tổ chức ra đời với mục tiêu tạo ra thị trường chung hợp nhất của các quốc gia Châu Âu đơn thuần chỉ để kết nối kinh tế và thương mại. Tổ chức này chủ yếu chỉ hợp tác kinh tế giữa các nước chứ không liên quan đến các chính sách thống nhất với thế giới ngoài kia. Các quốc gia trong EEA vẫn có chính sách quản lý và vận hành kinh tế, thương mại cũng như đối ngoại riêng của mình.
Trong khi đó, EU lại là tổ chức hợp tác sâu sắc cả kinh tế và bộ máy chính trị chung cũng như hệ thống pháp luật nghiêm ngặt, rõ ràng mà các nước thành viên phải đảm bảo tuân thủ đúng. Sự hợp tác này cho việc lưu thông dịch vụ, hàng hoá, nguồn vốn cũng như con người đê có sự phát triển chung tốt hơn so với các quốc gia đơn lẻ. Anh chị có thể hiểu đơn giản EU như một thể thống nhất, áp dụng chung cả tiền tệ, thuế quan, thương mại, nhập cư, kiểm soát biên giới,...
Tìm hiểm thêm: Job Offer là gì? Tầm quan trọng của Job Offer tại Canada
Lợi ích của công dân các nước thành viên EEA
Rất nhiều người quan tâm lợi ích khi tham gia EEA là gì? Lợi ích lớn nhất của các thành viên này chính là công dân của các nước có thể tự do đi lại, mang lại cơ hội làm việc, sinh sống, học tập và kinh doanh.
Công dân các nước thành viên có thể loại bỏ các cản trở về quyền bình đẳng và tự do đi lại để có thể có được cơ hội đều như nhau khi đến với bất kỳ nước nào, tránh bị phân biệt đối xử vì quốc tịch.
Để giúp công dân có thể di chuyển tự do và hiệu quả, hiệp định EEA cũng đưa ra nhiều nguyên tắc về việc công nhận bằng cấp chuyên môn và phối hợp các chính sách an sinh xã hội, đảm bảo công dân có đủ quyền lợi.
Có thể thấy, EEA giúp chất lượng cuộc sống được nâng cao và phúc lợi của người dân trong khu vực cũng tăng lên đáng kể. Nhờ cơ hội này mà người dân cũng có cơ hội phát triển rộng mở và ngày càng tự do hoá.
Như vậy, các chia sẻ này đã giúp anh chị hiểu rõ hơn về khái niệm EEA là gì? Và nếu anh chị đang quan tâm định cư tại các quốc gia này để có cơ hội sống, học tập và làm việc tốt hơn thì hãy liên hệ với Citizen Pathway nhé!
Có thể bạn quan tâm: