Khi hồ sơ EB-5 bị từ chối, nhiều nhà đầu tư có tâm lý lo lắng, không biết
nên kháng cáo hay nộp lại hồ sơ EB-5. Câu hỏi này không có một câu trả lời chung cho tất cả, mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố cụ thể trong từng hồ sơ. Bài viết dưới đây sẽ phân tích chi tiết các tình huống để nhà đầu tư đưa ra quyết định phù hợp, hi nào nên kháng cáo hay nộp lại hồ sơ EB-5? Hướng dẫn lựa chọn thông minh nhất.
Hiểu đúng các hình thức phản hồi USCIS sau khi nhận đơn từ chối
Trước tiên, bạn cần hiểu các hình thức phản hồi USCIS sau khi nhận đơn từ chối:
- Nộp Motion to Reopen (MTR) – đề nghị USCIS xem xét lại quyết định dựa trên chứng cứ hoặc tình tiết mới phát sinh.
- Nộp Motion to Reconsider (MTC) – đề nghị USCIS xem xét lại dựa trên lập luận pháp lý, nếu bạn cho rằng họ hiểu sai hoặc áp dụng sai luật.
- Nộp Appeal – gửi kháng cáo lên Ủy ban Phúc thẩm Di trú (AAO), nếu bạn muốn một cơ quan cấp trên xem lại quyết định.
- Nộp lại hồ sơ mới (Re-filing) – khởi động lại toàn bộ quá trình, thường với bằng chứng mới, nguồn tiền khác, hoặc dự án khác.
Khi nào nên kháng cáo hoặc nộp motion?

Nên cân nhắc kháng cáo nếu hồ sơ EB-5 rơi vào một hoặc nhiều tình huống dưới đây:
USCIS hiểu sai hồ sơ hoặc đánh giá sai chứng cứ
- Ví dụ: Bạn đã cung cấp đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn tiền, nhưng USCIS cho rằng "chưa đủ".
- Hoặc họ hiểu sai bản chất giao dịch: chuyển khoản từ công ty sang cá nhân bị coi là không minh bạch, trong khi thực tế là hợp pháp và có bằng chứng kèm theo.
Trong trường hợp này, Motion to Reconsider là phù hợp để chỉ ra rằng USCIS đã áp dụng sai quy định pháp luật.
Có chứng cứ mới mà chưa được USCIS xem xét
- Ví dụ: Một hợp đồng vay vốn mới được công chứng, hoặc một giao dịch ngân hàng cần thời gian để truy xuất.
- Nếu bạn chưa kịp nộp bằng chứng đó trước khi USCIS ra quyết định, bạn có thể nộp Motion to Reopen kèm chứng cứ mới.
Muốn giữ ngày ưu tiên
- Nếu hồ sơ của bạn đã nộp lâu và chương trình EB-5 đang bị tồn đọng (backlog), ngày ưu tiên rất quan trọng.
- Việc kháng cáo hoặc nộp motion sẽ giúp giữ ngày ưu tiên trong khi chờ kết quả xét lại.
Muốn tranh luận về vấn đề pháp lý/pháp lý chưa rõ ràng
Một số hồ sơ EB-5 có giao dịch tài chính hoặc tài sản phát sinh từ quốc gia có hệ thống pháp luật khác với Mỹ, dẫn đến việc USCIS không hiểu hoặc đánh giá sai bản chất pháp lý của giao dịch. Khi đó, nhà đầu tư cần phối hợp làm việc cùng luật sư nước sở tại và luật sư Mỹ để có những giải trình phù hợp cho luận điểm hồ sơ của mình
Khi nào nên nộp lại hồ sơ EB-5 mới?
Việc nộp lại hồ sơ sẽ phù hợp hơn trong các tình huống sau:

Lỗi căn bản trong hồ sơ ban đầu, không thể sửa qua motion
Trong các trường hợp này, kháng cáo không khả thi vì lỗi thuộc về bản chất hồ sơ. Cần nộp lại với nguồn tiền rõ ràng hơn hoặc chọn dự án mới an toàn hơn.
Có nguồn tiền hoặc lộ trình đầu tư mới rõ ràng hơn
Nếu sau khi bị từ chối, bạn có thể chuẩn bị một kế hoạch tài chính mới, hoặc có hướng chứng minh rõ ràng hơn thì nộp lại sẽ nhanh và hiệu quả hơn.
Ví dụ: Trước đây dùng tiền từ công ty, nhưng nay có thể sử dụng tiền bán bất động sản minh bạch hơn.
Không muốn mất thời gian chờ đợi kháng cáo
- Kháng cáo hoặc nộp motion có thể mất từ 6 tháng đến 1.5 năm mới có kết quả.
- Trong khi đó, nộp lại hồ sơ EB-5 mới có thể giúp bạn nộp kèm đơn I-485 (nếu đang ở Mỹ) để nhận EAD (giấy phép làm việc) và Advance Parole (du lịch) sau vài tháng.
Chấp nhận mất ngày ưu tiên
- Nếu bạn không thuộc diện bị backlog, hoặc chưa có ý định định cư ngay, thì mất ngày ưu tiên không quá ảnh hưởng.
- Đặc biệt phù hợp với nhà đầu tư quốc tịch Việt Nam (hiện tại không backlog EB-5).
Có thể vừa kháng cáo vừa nộp lại hồ sơ EB-5 được không?

CÓ. Đây là chiến lược kép:
- Bạn nộp lại hồ sơ EB-5 mới để giữ tiến độ và tăng khả năng được chấp thuận.
- Đồng thời kháng cáo hồ sơ cũ để giữ ngày ưu tiên (đề phòng hồ sơ mới cũng bị trì hoãn).
- Việc này không bị USCIS cấm và thường được các văn phòng luật sư áp dụng khi có đủ nguồn lực tài chính và thời gian.
Kết luận
Việc nên kháng cáo hay nộp lại hồ sơ EB-5 phụ thuộc vào:
- Mức độ nghiêm trọng trong hồ sơ.
- Mong muốn giữ ngày ưu tiên hay không.
- Thời gian, tài chính và bằng chứng bạn có thể bổ sung.
- Khả năng phục hồi hồ sơ hiện tại so với việc bắt đầu lại với chiến lược mới.
Vai trò của đơn vị tư vấn và luật sư trong quyết định kháng cáo hay nộp hồ sơ EB-5 mới
Khi USCIS từ chối hồ sơ EB-5, nhà đầu tư thường đứng trước hai lựa chọn: nộp đơn kháng cáo (appeal hoặc motion to reopen/reconsider) hoặc nộp lại một hồ sơ EB-5 mới. Đây là quyết định mang tính chiến lược, cần được đánh giá kỹ lưỡng dựa trên hồ sơ thực tế, lý do từ chối, thời gian, chi phí và rủi ro pháp lý.
Trong quá trình này, đơn vị tư vấn và luật sư giữ vai trò then chốt:
- Luật sư di trú sẽ phân tích chi tiết lý do từ chối của USCIS, đánh giá tính hợp lý về mặt pháp lý, xác định khả năng kháng cáo thành công, cũng như xem xét các điểm mạnh/yếu nếu nộp lại hồ sơ mới.
- Đơn vị tư vấn có vai trò tổng hợp thông tin, làm việc chặt chẽ với nhà đầu tư và luật sư để rà soát toàn bộ lộ trình hồ sơ, hoàn cảnh cá nhân, tình trạng thị thực, nhu cầu về thời gian và mức độ ưu tiên của nhà đầu tư.
Quyết định cuối cùng không nên dựa trên cảm tính, mà cần dựa trên phân tích thực tế và pháp lý. Sự phối hợp chặt chẽ giữa luật sư và đơn vị tư vấn sẽ giúp nhà đầu tư chọn đúng hướng đi, tránh mất thời gian, chi phí và cơ hội định cư. Liên hệ ngay Citizen Pathway theo hotline: 0931 324 888 để được hỗ trợ