Thủ tục thi bằng lái xe ở Mỹ - Driver License
Thông tin chung
Do Bộ Giao Thông Vận Tải (Department of Motor Vehicles - DMV) ở mỗi tiểu bang nơi bạn cư trú cấp. Bằng lái do tiểu bang cấp nhưng có thể sử dụng liên bang và tại Canada. Bằng lái xe cũng có thể dùng để nhận diện khi bay nội địa , mua hàng thanh toán, ... Độ tuổi được thi bằng lái xe ở Mỹ là từ 16, nhưng khi có bằng thì nếu dưới 16 thì lái xe cần có người lớn ngồi bên cạnh, trên 18 tuổi thì có thể tự lái một mình.

Giấy tờ cần có khi đăng ký thi bằng lái xe ở Mỹ
- Passport
- Visa nhập cảnh Mỹ
- I-94 – lịch sử nhập cảnh Mỹ
- Số an sinh xã hội SSN. Nếu chưa được cấp SSN thì phải thư từ chối số SSN (đến DMV trình bày để xin thư từ chối)
- I-20 (nếu là du học sinh)
- Hoàn thành đơn đăng ký cùng lệ phí (ước chừng thi lý thuyết $50, và thực hành $25)
- Hình thẻ
Quy trình thi bằng lái xe ở Mỹ
Có 2 phần thi: Lý thuyết và Thực hành. Bạn phải qua phần lý thuyết mới được thi phần thực hành. Trước khi thi 2 phần này thì sẽ có kiểm tra thị lực. Thi lý thuyết trước, đậu rồi được cấp cho Permit – tạm gọi là giấy phép lái xe tạm (giá trị 1 năm) để có thể bắt đầu tập thực hành. Khi tập lái xe được yêu cầu có người có bằng lái ngồi trong xe, và cũng không cho có người ngồi phía sau.
Bạn có 3 lần cơ hội để thi lại và nếu sau 3 lần chưa qua thì cần 7 ngày mới đăng ký thi lại được.
- Phần lý thuyết: thi trên máy tính hoặc trên giấy, có 46 câu hỏi và yêu cần cần đúng 39 câu để qua phần lý thuyết, có lựa chọn ngôn ngữ, nếu ở bang có người Việt đông sẽ có Tiếng Việt.
- Phần thực hành: Bạn cần đạt 70/100 để qua phần thực hành
Thi thực hành tại các bãi đỗ xe hoặc xung quanh DMV. Bạn sẽ sử dụng xe của mình, chú ý xe phải hoạt động tốt và có mua bảo hiểm.

Bắt đầu người giám sát sẽ yêu cầu mình kiểm tra an toàn trước khi lái xe như bấm còi – hop the horn, cần quạt nước – turn on your windshield, đạp thắng – brake pedal, bật đèn xi nhan – turn on the signal,... để kiểm tra có quen với việc vận hành xe không. Sau đó, người giám sát sẽ lên xe để bắt đầu kiểm tra kỹ năng lái xe, bạn sẽ chạy theo hướng dẫn của người giám sát, có thể chạy trong bãi hoặc ra các đường quanh DMV.
Bạn sẽ được cấp Bằng lái tạm trong thời gian chờ bằng lái chính thức, và cơ quan sẽ gửi bằng lái chính thức về nhà sau khoảng 14 ngày.
Lưu ý: Đây là thông tin tham khảo. Trên thực tế, mỗi bang ở Mỹ sẽ có những quy định khác nhau về quá trình học và thi bằng lái xe nên cần liên hệ DMV nơi cư trú để có thông tin chính xác.
Cách xin số an sinh xã hội ở Mỹ - SSN
Số an sinh xã hội là gì?
Số an sinh xã hội là gì (Social Security Number) là số liên kết của bạn với chương trình An Sinh Xã Hội, dùng số này kiếm việc làm và đóng thuế. Chính phủ sẽ dựa vào SSN của bạn để theo dõi mức thu nhập hợp pháp và mức đóng thuế hàng năm của bạn, và xác định khả năng đủ điểu kiện hưởng các quyền lợi của chương trình An Sinh Xã Hội và theo chính sách của chính phủ.
Số SSN được Sở An Sinh Xã Hội (Social Security Administration - SSA) cấp ngay sau khi bạn được phép lao động làm việc tại Mỹ từ Sở Di Trú, có thể là Work Permit, thẻ xanh,...
Sở An Sinh Xã Hội thuộc Bộ Y Tế. USCIS và SSA sẽ liên kết với nhau nên khi bạn được cấp Work permit thì SSA cũng sẽ cấp SSN cho bạn nếu mình có đồng ý cấp trong đơn xin Work Permit.
Số SSN sẽ được cấp cho đối tượng được phép đi làm có thu nhập để đóng thuế:
- Người nhận thẻ Work permit,
- Người sở hữu visa làm việc không định cư H1-B, L1, ....
- Thường trú nhân và công dân: đương nhiên được làm việc
Số SSN sẽ bao gồm 9 chữ số, số SSN rất là quan trọng nên cần lưu giữ cẩn thận, SSN gắn chặt với một người, thông tin số SSN là bảo mật. SSN sẽ cần khi cần khai thuế, đóng thuế, tìm việc, mở TK ngân hàng, vay, xin passport, xin quyền lợi từ chính phủ.

Quy trình xin số an sinh xã hội ở Mỹ
Đặt lịch hẹn ở SSA gần nơi mình ở (tìm bằng mã zip),
- Hoàn thành Đơn xin cấp thẻ An Sinh XH (đơn SS-5) tại DMV hoặc online
- Passport gốc cùng với visa nhập cảnh Mỹ
- I-94 in online xác nhận ngày nhập cư vào Mỹ
- Khai sinh gốc
Không tốn chi phí cho việc xin SSN. Nếu hồ sơ được duyệt thì bạn sẽ nhận được thẻ SSN gửi về trong 14 ngày.
Ngoài ra, với những đối tượng không trong diện được cấp SSN thì có thể thay thế bằng ITIN – Individual Tax Identification Number: người không có được đi làm hợp pháp ở Mỹ nhưng lại có nguồn thu nhập tại Mỹ, xin mã số để đóng thuế. Dùng khai và đóng thuế cho thu nhập thụ động – passive income như sở hữu nhà cho thuê tại Mỹ, bán nhà Mỹ, đầu tư góp vốn có tạo ra thu nhập,...
Hướng dẫn mở tài khoản ngân hàng khi mới đến Mỹ
Ở Mỹ có rất nhiều ngân hàng và rất nhiều sự lựa chọn với dịch vụ cơ bản cũng giống nhau. Khi mới đặt chân đến Mỹ chúng ta nên chọn ngân hàng có mạng lưới gần nhà để tiện khi cần, ở Mỹ cũng có vài ngân hàng online mà không có trụ sở hay văn phòng, nếu bạn quen có thể sử dụng.
Ngân hàng thường có 2 loại tài khoản là Checking account – tài khoản thanh toán và Saving account – tài khoản tiết kiệm. Ngân hàng sẽ phát hành thẻ debit card – đi kèm checking account cho bạn. Ngoài ra nếu bạn yêu cầu thì ngân hàng có thể phát hành thẻ ATM – liên kết với saving account, chỉ có thể rút tiền hoặc bỏ tiền vào, ko dùng để thanh toán tiêu dùng.
Ngoài ra, nếu có nhu cầu thẻ tín dụng thì có thể xin ngân hàng mở thẻ Credit card – thẻ tín dụng, tuy nhiên cần dựa trên điểm tín dụng nên bạn hãy tham khảo thêm cách xây dựng điểm tín dụng bên dưới.

Khi mới qua Mỹ và chưa có SSN, thẻ xanh thì có vài ngân hàng có thể hỗ trợ mở thẻ ngân hàng như Bank of America, Wells Fargo, Chase Bank.
- Bạn có thể tham khảo vài tiêu chí chọn tài khoản ngân hàng và so sánh dịch vụ:
- Mở miễn phí,
- Không direct deposit, minimum balance, không trả phí hàng tháng
- Tiền lời cao so với mặt bằng chung
- Phải có bảo hiểm (FDIC, NCUA)
Khi mở tài khoản ngân hàng thì giấy tờ cần có là passport, visa nhập cảnh Mỹ, giấy tờ thể hiện địa chỉ đang ở,... Bạn nên liên hệ với ngân hàng để chuẩn bị giấy tờ theo yêu cầu.
Cách xây dựng điểm tín dụng khi mới qua Mỹ
Khi mới qua Mỹ thì điểm tín dụng ở Mỹ bằng 0 thì cách nào để mua điện thoại, mua xe hay mua nhà trả góp. Điểm tín dụng được tích lũy khi mình mua một thứ gì mà mình vay tín dụng, mình trả bill đúng hạn thì dần điểm tín dụng của mình sẽ được cộng lên.
- Cách 1: Có người thân có điểm tín dụng tốt thì nhờ đưa tên mình vào chung thẻ tín dụng. Đây gọi là co-sign. Thường là người rất thân và tin tưởng thì mới thực hiện co-sign vì nếu mình không trả vay thì người thân phải trả và có ảnh hưởng đến điểm tín dụng của người thân. Người thân được nhờ phải đang có điểm tín dụng tốt và đang có công việc, đang có thu nhập. Trong trường hợp người thân đang vay mua nhà, mua xe nhiều thì có thể ngân hàng sẽ không thể cho co-sign vì không thể cấp thêm tín dụng.
- Cách 2: đến ngân hàng và xin cấp secured credit card (đặt cọc 1 khoản tiền). Trong vòng 6 tháng – 1 năm hoạt động trả tín dụng đúng và không xài quá hạn mức thì ngân hàng có thể chuyển đổi qua và xét cấp tín dụng cho bạn.
Mời Quý nhà đầu tư theo dõi trang
Citizen Pathway để cập nhật những tin tức Đầu tư định cư mới nhất.